Thủ lĩnh nổi dậy Lý_Mật_(Tùy)

Vùng nằm trong phạm vi thế lực của
  Đậu Kiến Đức
  Lý Mật - Ngõa Cương quân
  Đỗ Phục Uy

Sau trận chiến, Trạch Nhượng nhường cho Lý Mật làm thủ lĩnh và đề xuất trao tước hiệu Ngụy công cho Lý Mật. Lý Mật chấp thuật, tức vị vào ngày Canh Tý (19) tháng 2 (tức 31 tháng 3), cải nguyên niên hiệu, trong văn thư xưng là Hành quân nguyên soái Ngụy công phủ. Lý Mật phong Phòng Ngạn Tảo (房彥藻) làm Tả trưởng sử, Bính Nguyên Chân (邴元真) làm Hữu trưởng sử, Dương Đắc Phương (楊得方) làm Tả tư mã, Trịnh Đức Thao (鄭德韜) làm Hữu tư mã. Lý Mật trao cho Trạch Nhượng chức Tư đồ, phong tước Đông quận công. Về quân sự, Lý Mật phong Đan Hùng Tín làm Tả vũ hậu đại tướng quân, Từ Thế Tích (徐世勣) làm Hữu vũ hậu đại tướng quân, Tổ Quân Ngạn (祖君彥) làm ký thất.

Khi Lý Mật tức vị, các tướng nổi dậy trong vùng phần lớn đều quy phục ông, và phần lớn trung bộ và đông bộ tỉnh Hà Nam ngày nay nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Mật. Tuy nhiên, đến khi Vương Thế Sung dẫn quân cứu viện Tùy từ Giang Đô đến, thoạt đầu Lý Mật đã giành được chiến thắng, song sau đó lâm vào bế tắc. Vào mùa thu năm 617, Bùi Nhân Cơ (裴仁基) đến hàng, Tần Thúc BảoTrình Giảo Kim cũng quy phục Lý Mật. Mặc dù số người đi theo ngày càng tăng lên, Lý Mật vẫn không thể chiếm được Lạc Dương. Đến khi Sài Chiêu Hòa (柴昭和) đề xuất với Lý Mật sách lược rằng để Trạch Nhượng và Bùi Nhân Cơ ở lại bao vây Lạc Dương, còn Lý Mật dẫn quân tập kích Trường An, Lý Mật đã nói rằng nếu không chiếm được Trường An trước tiên thì những người theo ông sẽ không tin rằng họ có thể thắng thế, Lý Mật do đó đã không chấp thuận đề xuất của Sài Chiêu Hòa.

Trong khi đó Đường công Lý Uyên đã nổi dậy tại Thái Nguyên (太原, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Thoạt đầu, Lý Uyên đã viết thư cho Lý Mật nhằm thăm dò xem Lý Mật có muốn theo mình không, song Lý Mật tin tưởng vào thực lực của mình nên đã sai ký thất Tổ Quân Ngạn viết thư hồi đáp Lý Uyên:

Ta và ngươi mặc dù không cùng chi họ, song cùng mang họ . Ta tự biết thực lực của mình không đủ, chỉ nhờ được anh hùng tứ hải hậu ái, suy tôn làm minh chủ. Hi vọng ngươi bang trợ giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực. Hãy cùng nhau bắt giữ Doanh Anh tại Hàm Dương, giết Tử Thụ Tân tại Mục Dã, há chẳng phải là một điều đại sự sao?

Lý Uyên mất tinh thần song vì không muốn kết thù nên đã hồi đáp với lời lẽ khiêm nhường. Lý Mật hài lòng trước phản ứng của Lý Uyên, cho rằng Lý Uyên bằng lòng ủng hộ mình, và kể từ thời điểm đó, Lý Mật và Lý Uyên thường trao đổi thư tín. Lý Uyên chiếm Trường An mà không gặp phải sự phản đối từ Lý Mật, sau khi chiếm được kinh đô, Lý Uyên lập Dương Hựu làm hoàng đế, tức Tùy Cung Đế, và tự mình phụ chính.

Trong khi đó, nghe theo đề xuất từ một bằng hữu với Trạch Nhượng là Từ Thế Tích, Lý Mật phái Từ Thế Tích suất quân đi chiếm một kho lương lớn khác là Lê Dương thương (黎陽倉, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam), sau đó lại mở kho cứu tế cho dân đói trong vùng. Kết quả là Lý Mật có thêm 20 vạn lính chỉ trong vòng khoảng 10 ngày, và một số quận cũng quy hàng trước ông, các thủ lĩnh nổi dậy lớn khác như Đậu Kiến ĐứcChu Xán cũng quy phục trên danh nghĩa.

Tuy nhiên, ẩn sĩ Từ Hồng Khách (徐洪客) đã chỉ ra cho Lý Mật thấy rằng đến khi nguồn lương thực cạn kiệt, ông sẽ để mất thời cơ, vị ẩn sĩ này đề xuất tiến công dọc theo Đại Vận Hà để đánh Giang Đô, buộc Dạng Đế phải trao toàn Thiên hạ cho Lý Mật. Lý Mật đã không chấp thuận đề xuất của Từ Hồng Khách, song ấn tượng trước chiến lược của người này nên dã mời làm quan cho mình. Tuy nhiên, Từ Hồng Khách đã từ chối và rời đi. Trong khi đó, Lý Mật chiếm ưu thế trước Vương Thế Sung trên chiến trường, song vẫn không thể chiếm được Lạc Dương.

Vào mùa đông năm 617, bắt đầu có xung khắc giữa Trạch Nhượng và một vài bộ tướng khác của Lý Mật. Tư mã Vương Nho Tín (王儒信) và Huỳnh Dương quận công Trạch Hoằng (翟弘) đều đề xuất Trạch Nhượng nắm lấy quyền nhiếp chính và tước bỏ quyền lực của Lý Mật, mặc dù đề xuất đó không được Trạch Nhượng chấp thuận song Lý Mật đã biết được. Trạch Nhượng cũng trở nên tham lam với các chiến lợi phẩm, tra tấn tướng Thôi Thế Xu (崔世樞) để lấy tiền, đánh đập Hình Nghĩa Kỳ (邢義期) vì tội từ chối đánh bạc với ông ta, và đòi một lượng lớn từ kho châu báu của Phòng Ngạn Tảo, thậm chí còn đi xa hơn khi nói với Phòng:

Gần đây khi người tiến công Nhữ Nam [(汝南, nay gần tương ứng với Trú Mã Điếm, Hà Nam)], người thu giữ được nhiều vàng, bạc và châu báu, song người chỉ trao chúng cho Ngụy công, không đưa cho ta. Nên nhớ rằng ta là người cho ông ấy trở thành công tước, và ai biết được điều gì sẽ xảy ra sau này?

Do lo sợ, Phòng Ngạn Tảo bẩm lại sự việc cho Lý Mật, Phòng và Trịnh Thính (鄭頲) đều đề xuất Lý Mật cho quân phục kích Trạch Nhượng. Ban đầu, Lý Mật do dự và nghĩ rằng điều này sẽ gây mất đoàn kết trong hàng ngũ Ngõa Cương quân, song Trịnh Thính cuối cùng đã thuyết phục được Lý Mật rằng Trạch Nhượng là một nguy cơ quá lớn. Tại một bữa tiệc do Lý Mật tổ chức cho Trạch Nhượng, Trạch Hoằng, Bùi Nhân Cơ và Hác Hiếu Đức, giữa buổi tiệc, Lý Mật đuổi các binh sĩ bảo vệ Trạch Nhượng ra ngoài và giả vờ bảo Trạch Nhượng giương cung thử, tận dụng thời cơ, Lý Mật đã lệnh cho Thái Kiến Đức (蔡建德) giết chết Trạch Nhượng, sau đó giết chết Trạch Hoằng, cháu của Trạch Nhượng là Trạch Ma Hầu (翟摩侯), và Vương Nho Tín. Cả Đan Hùng Tín và Từ Thế Tích cũng suýt bị giết, song được tha theo lệnh của Vương Bá Đương. Có vài thuộc cấp của Lý Mật thực sự thương tiếc Trạch Nhượng, họ bắt đầu cảm thấy vị trí của mình trở nên bấp bênh dưới quyền chỉ huy của Lý Mật.

Vào mùa xuân năm 618, Lý Mật rốt cuộc đã giành được một trận đại thắng trước Vương Thế Sung, sau chiến thắng này, ông đoạt được Kim Dong (金墉)- một thành lũy trọng yếu gần Lạc Dương- và chuyển đại bản doanh của mình về nơi này, cố gắng siết chặt bao vây Lạc Dương. Khi các hạ thần triều Tùy là Đoàn Đạt (段達) và Vi Tân (韋津) cố gắng tiến công, Lý Mật đã đánh bại họ, giết chết Vi Tân và buộc Đoàn Đạt phải thoát lui vào trong thành Lạc Dương. Sau đó, một số tướng lĩnh Tùy đã quy hàng Lý Mật, và một số các thủ lĩnh nổi dậy khác: gồm Đậu Kiến Đức, Chu Xán, Dương Sĩ Lâm, Mạnh Hải Công孟海公, Từ Nguyên Lãng, Lô Tổ Thượng (盧祖尚), Chu Pháp Minh (周法明) đều viết thư thỉnh Lý Mật xưng đế. Tuy nhiên, Lý Mật nói: "đông đô chưa bình, chưa thể thảo luận về việc đó".

Sau đó, Lý Uyên đã phái các nhi tử là Lý Kiến ThànhLý Thế Dân suất quân tiến đến Trường An, tuyên bố là đến cứu viện, song các tướng Tùy tại Lạc Dương từ chối công nhận quyền lực của Lý Uyên và không đáp lại. Lý Mật đích thân dẫn quân giao chiến với Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân trong một thời gian ngắn, song sau một số cuộc chạm trán nhỏ, hai bên đều ngưng chiến, Lý Kiến Thành và Lý Kiến triệt thoái về Trường An.

Cuối mùa xuân năm 618, Vũ Văn Hóa Cập lãnh đạo một cuộc binh biến tại Giang Đô, giết chết Dạng Đế. Sau khi tôn Dương Hạo lên làm hoàng đế, Vũ Văn hóa Cập bắt đầu dẫn Kiêu Quả quân tinh nhuệ tiến về phương Bắc, hướng đến Lạc Dương, tạo ra một mối đe dọa lớn đối với Lý Mật.

Liên quan